Trong bóng đá, thủ môn là cầu thủ đứng ở vị trí cuối cùng trong đội hình, dưới hàng hậu về và giữa hàng tấn công của đội đối phương và là chốt chặn trong khung thành. Phần lớn thủ môn cũng đeo găng tay thủ môn để tăng độ dính với quả bóng, cách làm găng tay thủ môn bắt dính hơn giúp thủ môn bắt bóng hiệu quả và để bảo vệ họ khỏi bị thương. Và trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích từng chi tiết các bộ phận của găng tay thủ môn và để tối ưu hiệu suất chơi bóng.
Mục Lục
Các bộ phận chính của găng tay thủ môn
Găng tay thủ môn được thiết kế và may ghép từ nhiều bộ phận khác, những bộ phận trong găng tay đều có công dụng để giúp thủ môn thoải mái khi chơi thể thao bóng đá. Dưới đây là phân tích chi tiết từng bộ phận của găng tay.
Lòng trong bàn tay của găng tay thủ môn
Lòng bàn tay là phần quan trọng nhất của đôi găng tay thủ môn, chịu trách nhiệm chính trong việc tiếp xúc và bắt bóng. Lòng trong găng tay được thiết kế từ các chất liệu cao cấp như latex hoặc cao su, giúp tạo độ bám và độ mền cần thiết. Và để làm găng tay thủ môn bắt dính hơn thì đây là phần cần cải thiện nhất.
- Vai trò: khi găng tay thủ môn bắt dính hơn sẽ giúp tăng độ bám khi bắt bóng, giảm thiểu nguy cơ trượt bóng và cải thiện khả năng kiểm soát bóng.
- Chất Liệu: làm từ chất tổng hợp là chất liệu phổ biến nhất hoặc chất latex với khả năng tạo độ bám cao và độ mềm mại tối ưu.
Mặt sau của găng tay thủ môn
Mặt sau của găng thì lại đem đến sự chắc chắn và phần hỗ trợ lòng trong bàn tay của găng. Bộ phận này thường được làm từ các chất liệu bền bỉ như cao su hoặc da tổng hợp. Mặt sau của găng tay thủ môn cũng là phần quan trọng giúp thủ môn cản phá bóng.
- Vai Trò: Bảo vệ bàn tay khỏi các cú sút mạnh và các va chạm, giúp thủ môn cảng những pha bóng trên không, đồng thời cung cấp độ cứng cáp và ổn định.
- Chất Liệu: Thường là cao su cao cấp hoặc nguyên liệu da tổng hợp để đảm bảo độ bền bỉ và khả năng bảo vệ bàn tay tốt.
Phần bảo vệ ngón tay của găng tay thủ môn
Bảo vệ ngón tay là hệ thống các thanh bảo vệ được đặt dọc theo các ngón tay hay còn được gọi là xương ngón tay của găng tay thủ môn để tránh chấn thương như gãy hoặc trật khớp.
- Vai Trò: Xương ngón tay của găng tay giúp bảo vệ ngón tay khỏi các chấn thương khi đối diện với các tiền đạo có lực sút mạnh.
- Thiết Kế: Xương ngón tay của găng tay thủ môn có thể tháo rời hoặc cố định, tùy thuộc vào thiết kế của găng tay.
Hệ thống đóng của găng tay thủ môn
Hệ thống đóng là phần giúp cố định găng tay vào cổ tay, tạo sự chắc chắn và ổn định khi sử dụng. Có thể ít người biết đến phần này nhưng nó là phần quan trọng là chốt chặn vững chắc.
- Vai Trò: Giúp cố định cổ tay để tránh các chấn thương. Giữ găng tay chắc chắn trên tay, ngăn chặn việc tuột ra trong quá trình thi đấu.
- Các loại thường gặp: Thường sử dụng dây dán Velcro hoặc dây kéo để điều chỉnh độ chặt lỏng.
Cách làm găng tay thủ môn bắt dính hơn
Để làm cho găng tay thủ môn bắt dính hơn thì bạn cần biết khác phục các chi tiết như: lòng trong bàn tay của găng tay thủ môn, mắt sau của găng tay thủ môn và các bộ phận khác của găng tay giúp tối ưu hiệu suất và phát huy hết công dụng của một đôi găng tay.
Các yếu tố giúp cho găng tay thủ môn bắt dính hơn
Yếu tố quan trọng làm găng tay thủ môn bắt dính đấy chính là phần mút của găng. Lòng bàn tay sẽ chịu trách nhiệm tiếp xúc trực tiếp với bóng, nên phần này rất dễ bị hỏng, rách. Vậy cần phải xử lí như nào? Và khi nào ta cần phải thay mút găng tay?
- Mút bị mòn hoặc rách: Sau một thời gian thi đấu nhiệt huyết, bùng nổ thì nếu mút găng tay đã bị mòn hoặc rách, đó là dấu hiệu rõ ràng bạn cần thay mút mới.
- Độ bám giảm: Khi sử dụng găng trong trận đấu mà bạn cảm nhận được găng không còn độ bám như trước, khả năng bắt dính bóng bị giảm, các pha cản phá bóng mạnh khiến bạn bị đau thì đây chính là thời điểm bạn cần thay mút của găng.
- Găng tay có mùi hôi: Sau một thời gian sử dụng, mút găng tay có thể bị ám mùi hôi do mồ hôi và vi khuẩn. Việc thay mút của găng tay cũng là một giải pháp hiệu quả vấn đề găng bị bốc mùi gây khó chịu.
Hướng dẫn cách thay mút của găng tay thủ môn
- Tháo Mút Cũ: Dùng kéo hoặc dao cắt nhẹ nhàng các đường chỉ giữ mút cũ với găng tay. Và khi tháo mút của găng bạn cần phải khéo léo và cẩn thận tránh việc gây rách hoặc làm hỏng phần da hoặc vải của đôi găng.
- Làm Sạch Găng Tay: Sau khi tháo mút cũ, bạn nên làm sạch găng tay bằng nước ấm và xà phòng nhẹ và để cho găng tay được khô tự nhiên.
- Gắn Mút Mới: Sau khi găng đã được phơi khô thì bạn đặt mút mới vào vị trí và khâu lại cẩn thận bằng chỉ chắc chắn. Và khi khâu lại hãy đảm bảo miếng mút mới được cố định đúng vị trí của nó.